Posted by : đông trùng hạ thảo thiên nhiên tây tạng Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Đông trùng hạ thảo là một loại thuốc bổ đông y quý giá


Nguyên tắc dùng thuốc bổ Đông y
Đông y có nhiều loại thuốc bổ nhưng không phải bất cứ ai cũng dùng được. Người không có bệnh ham dùng thuốc bổ không cần thiết hoặc không thích đáng có khi phản tác dụng, không bệnh lại hóa bệnh, bệnh nhẹ hóa trầm trọng... Tục ngữ có câu: Thuốc nào cũng có ba phần độc hại. Bởi vậy, khi dùng thuốc bổ Đông y cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Hư đâu bổ đó: Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, tuy thuốc bổ nào cũng đều có tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng nếu khỏe mạnh, không bệnh tật thì không cần dùng. Và nếu có phải dùng âm hư thì bổ âm, khí hư thì bổ khí...; tuyệt đối không dùng lầm vì có thể làm mất cân bằng âm dương, khí huyết trong cơ thể.
Bổ có chừng mực, đủ mức thì dừng: Mọi dược liệu đều có tính thiên lệch nhất định, ta lợi dụng tính thiên lệch đó để điều chỉnh tính thiên lệch của cơ thể. Nếu lạm dụng vô độ có khi làm xuất hiện sự thiên lệch mới có hại cho cơ thể.
Cần biện chứng mà bồi bổ, có nghĩa là cần phải căn cứ đặc điểm bệnh lí cụ thể của bệnh nhân mà dùng thuốc phù hợp, chứng sao thì trị vậy.
Phải chú ý bảo vệ tì vị, bởi vì thuốc bổ Đông y hầu hết phải dùng đường uống, muốn cho thuốc hấp thụ và phát huy tác dụng cao nhất không thể không chú ý đến việc nâng cao công năng của tì vị.
Dùng thuốc bổ theo mùa
Phải căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thời tiết từng mùa và mối quan hệ giữa khí hậu từng mùa với các phủ tạng của cơ thể mà lựa chọn loại thuốc bổ phù hợp. Ví dụ: Mùa Xuân, khí dương của giới tự nhiên thăng phát, sức sống vạn vật tràn trề thì cần phải bảo hộ khí dương của cơ thể sao cho nó liên tục vượng phát đúng như cổ nhân nói: Xuân hạ dưỡng dương. Mùa Hạ, khí hậu nóng bức, khí dương bốc lên, sự chuyển hóa của cơ thể con người mạnh mẽ nhất, cái nóng dễ làm tổn thương khí âm và tân dịch. Bởi thế, cần chú ý lựa chọn các loại thuốc ngọt bình, ngọt mát để bồi bổ phần âm, phần dịch của nhân thể...dong trung ha thao thien nhien

Dùng thuốc bổ phải tùy người
Mỗi cá thể có đặc điểm khác nhau về thể chất, tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh sống. Thuốc dùng cho trẻ em không thể cùng liều với người lớn, người già cần bồi bổ nhiều và liên tục hơn, người làm việc trong điều kiện môi trường lạnh lẽo dễ thương tổn dương khí cần chú ý dùng các thuốc bổ dương nhiều hơn, người làm việc trong điều kiện nóng bức, mất nhiều mồ hôi thì nhất thiết phải trọng dụng các vị thuốc có tác dụng bổ âm ích khí, sinh tân dịch.

Thuốc bổ Đông y là gì?
Đông y cho rằng mọi bệnh tật phát sinh đều do chính không thắng được tà, chính là chính khí, chỉ sức đề kháng của cơ thể; tà là tà khí, chỉ các nguyên nhân gây bệnh. Khi chính khí suy nhược thì tà khí có cơ xâm nhập vào cơ thể mà sinh bệnh, đúng như y thư cổ Hoàng đế nội kinh đã nói: Chính khí tồn nội, tà bất khả can. Muốn chính khí luôn sung mãn thì biện pháp thường được cổ nhân chú trọng là dùng các vị thuốc, bài thuốc bổ sung chính khí, tăng cường sức đề kháng của nhân thể. Các thuốc này được gọi là thuốc bổ Đông y.
Thuốc bổ Đông y có mấy loại?

Căn cứ theo khí huyết, âm dương có thể chia thuốc bổ Đông y làm 4 loại chính là:
Bổ khí: Gồm các vị nhân sâm, đẳng sâm, hoàng kì, bạch truật, cam thảo...
Bổ huyết: Thục địa, đương quy, hà thủ ô, a giao, kỉ tử...
Bổ âm: Mạch môn, thiên môn, sa sâm, quy bản, sơn thù, đông trùng hạ thảo...
Bổ dương: Nhung hươu, đỗ trọng, tục đoạn, nhục dung, ba kích, dâm dương hoắc, dong trung ha thao... Căn cứ theo tạng phủ có các nhóm kiện tì ích vị, bổ can thận, bổ phế, ninh tâm an thần kiện não. Căn cứ theo mục đích, tác dụng có diên niên ích thọ, điền tinh tráng dương...


Bệnh nào không nên dùng thuốc bổ?
Đông y dùng thuốc bổ hay thuốc bệnh đều phải tuân thủ nguyên tắc hư thì bổ, thực thì tả. Điều đó có nghĩa là các bệnh thuộc chứng thực thì không nên dùng thuốc bổ. Muốn biết bệnh tật của mình là hư chứng hay thực chứng thì tốt nhất nên tham vấn ý kiến các thầy thuốc chuyên khoa.Nuoc dong trung ha thao
Bệnh Tâm phế mãn (TPM) được nhiều người quan tâm bởi tính chất phổ biến và tỉ lệ tử vong cao. TPM đã được biết từ năm 1749, nhờ nghiên cứu của Sê-nác theo sự xếp loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguyên nhân gây bệnh hàng đầu là viêm phế quản, hen phế quản, giãn phế nang, lao, xơ phổi, giãn phế quản, bụi phổi, cắt bỏ nhu mô phổi do u phổi...
Trong các bệnh phổi đứng hàng đầu gây nên TPM là viêm phế quản mãn. Diễn tiến của TPM qua các giai đoạn. Thứ nhất là giai đoạn có bệnh phổi mãn tính. Tiếp theo là giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi. Sau cùng là giai đoạn suy tim phải. Ở giai đoạn đầu khi bị bệnh phổi mãn tính thường có những đợt cấp tái phát xen kẽ những thời kì tạm ổn định. Trong đợt cấp tái phát thường bệnh nhân có thể sốt, ho cơn, ho thường có đờm trắng dính, nghe phổi thấy tiếng ran (rales) bệnh lí. Có thể có ran ngáy, ran rít, ran nổ, ran ẩm. Đây là triệu chứng của viêm nhiễm khí quản (đường dẫn khí). Giai đoạn bệnh phổi mãn tính có thể tiến triển từ vài năm đến 15- 20 năm. Cứ mỗi đợt cấp tái phát bệnh lại nặng lên, đến giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi. Giai đoạn sau cùng là suy thất phải, bệnh nhân thường khó thở nhiều hơn. Khó thở cả khi nghỉ ngơi. Gan to, mức độ gan to tùy thuộc vào mức độ suy tim. Khi TPM giai đoạn III, giai đoạn IV, thường gan to, chắc và đau tức. Mỏm tim đập ở dưới mũi ức (dấu hiệu Harzo) ghi điện tâm đồ có hình ảnh P cao (P phế). Giai đoạn này ảnh hưởng nặng nề về khí máu, nồng độ CO2 trong máu tăng. Mà do suy tim nên huyết động bị ảnh hưởng nặng nề. Lưu lượng tuần hoàn giảm, lượng máu đến thận giảm, bệnh nhân đái ít, gây suy thận chức năng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận thực thể, suy thận mãn.
Việc xác định TPM không khó. Song làm thế nào để bệnh nhân TPM kéo dài đời sống là vấn đề không đơn giản.
Để phòng chống có kết quả bệnh TPM phải phòng tránh mắc các bệnh phổi cấp tính, khi bị bệnh phổi cấp tính phải điều trị đúng, điều trị tích cực, kịp thời để không bị bệnh phổi mãn tính. Tất nhiên, những trường hợp gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực do tàn tật, do chiến tranh, chất độc da cam, là bất khả kháng. Khi bị bệnh phổi mãn tính phải có ý thức phòng ngừa những đợt cấp tái phát. Khi đã bị TPM thì cần làm chậm để quá trình suy tim phải của bệnh nhân. Phòng bệnh tích cực là không hút thuốc lào, thuốc lá. Những người lao động ở môi trường khói bụi, môi trường bị ô nhiễm phải có phương tiện phòng hộ...
Mùa Đông, thời tiết lạnh dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp. Những người bị bệnh phổi mãn tính cần thường trực ý thức phòng những đợt cấp, tái phát.
Tâm phế mãn gây tử vong là khó tránh khỏi. Hiểu biết phòng tránh và điều trị dự phòng tích cực rất cần thiết đặc biệt đối với NCT

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Popular Post

Followers

menu ngang

Páginas

Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm Blog này

- Copyright © 2013 Đông Trùng Hạ Thảo thiên nhiên Tây Tạng -Đông trùng hạ thảo Quy Hoàng- Powered by Blogger - Designed by Thiết bị vệ sinh cao cấp -